TS Cấn Văn Lực cho biết,ệtNamhướngtớikhucôngnghiệpkhukinhtếhack stickman warriors trong khảo sát gần đây với khoảng 30 nhà đầu tư là doanh nghiệp đầu tư khu công nghiệp (KCN) đã nêu ra 10 khó khăn chính. Trong đó, khó khăn hàng đầu chính là là thủ tục hành chính và pháp lý. Thủ tục hành chính vẫn còn chồng chéo và chưa rõ ràng. Do đó, rất cần hướng dẫn một cách chi tiết, đặc biệt là chuyển đổi từ KCN hiện hữu sang KCN đô thị dịch vụ.
Tiếp theo là thủ tục liên quan đến chấp thuận chủ trương đầu tư. Với một dự án lớn, hàng trăm ha, thì doanh nghiệp phải phân kỳ đầu tư. Nhưng khi hết giai đoạn 1, họ mong muốn chuyển tiếp và đơn giản hóa thủ tục cho giai đoạn tiếp theo chứ không phải đi xin lại từ đầu.
Một khó khăn nữa là việc phân cấp, ủy quyền. Đây là điều Thủ tướng rất mong muốn. Dù đã có một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn vướng mắc. Cuối cùng, rất nhiều nhà đầu tư mong muốn có "sổ tay" hướng dẫn quy trình đầu tư đều được dễ dàng, công khai trên mạng cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh.
GS-TSKH Nguyễn Mại cũng nói rằng Việt Nam có vị thế lớn với Mỹ, EU, Hàn Quốc về việc tham gia chuỗi công nghiệp bán dẫn của thế giới. Hai đối tác lớn nhất cạnh tranh thu hút FDI của chúng ta hiện nay là Ấn Độ, Indonesia. Một thách thức lớn với Việt Nam là chưa đáp ứng yêu cầu của họ, đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ, tham nhũng vặt, thủ tục đầu tư phức tạp. Tất cả vấn đề này phụ thuộc cải cách hành chính quốc gia. Cải cách đồng bộ và hiệu quả hơn là hy vọng cho chúng ta trong câu chuyện sắp tới.
TS Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG bổ sung, xu hướng yêu cầu VN phải tái cấu trúc kinh tế hướng theo kinh tế xanh. Một ví dụ dễ thấy là trong năm 2023, đơn hàng ngành dệt may xuất khẩu sang các nước phát triển rất khó khăn do sản xuất xanh được đề cao ở các nước, đặc biệt châu Âu. Điều này đồng nghĩa, họ yêu cầu dùng nguyên liệu tái chế, quy trình bảo vệ người lao động… Như vậy, sẽ làm chi phí của doanh nghiệp càng cao hơn.
Tuy vậy, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia… nổi lên như những địa chỉ đầu tư "sáng". Trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam là một trong các quốc gia hưởng lợi. Các KCN ở miền Bắc hưởng lợi nhờ thuận tiện trong việc di chuyển, vận chuyển nguyên vật liệu, giao thông… nên thu hút được các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan…
KPMG đánh giá sẽ có sự dịch chuyển dòng vốn FDI giữa các tỉnh thành phía bắc. Bắc Ninh được biết đến thuộc các tỉnh phát triển công nghiệp thuộc nhóm số 1, nhưng giờ dòng vốn FDI đang có xu hướng đổi sang Bắc Giang.
Tương tự, còn có sự đổi ngôi giữa các địa phương khi TP.HCM vẫn đóng góp vai trò quan trọng, nhưng giảm dần. Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu có vai trò lớn hơn vì đất Đồng Nai và Bình Dương không còn nhiều nữa. "Chúng tôi nhìn nhận trong xu hướng 10 năm, FDI vẫn tập trung nhất ở phía bắc, còn phía nam sẽ tập trung ở các ngành nghề công nghệ cao, chế biến, chế tạo…" - ông Án nói.
Khảo sát KPMG với 200 doanh nghiệp FDI xếp theo thứ tự ưu tiên, yếu tố đầu tiên là vị trí NCN (đường giao thông gần cảng hàng không…), nguồn nhân lực, hạ tầng điện nước.
"Các ngành thu hút FDI sẽ là công nghiệp ô tô, sản xuất sản phẩm điện tử, công nghiệp bán dẫn, logistics, thực phẩm và đồ uống. Chính phủ cần có chiến lược FDI quốc gia, cần áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp nhằm thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh kinh tế và địa chính trị toàn cầu phức tạp. Nâng cao năng lực cạnh tranh với cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển, cảng hàng không, dịch vụ logistics, năng lượng, viễn thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ công khác thiết yếu cho việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cần tạo ra một khung pháp lý, hệ thống thuế, chế độ tỷ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác thuận lợi cho đầu tư. Cải cách thủ tục hành chính bằng việc đơn giản hóa thủ tục, chống tham nhũng và quan liêu, đảm bảo minh bạch và trách nhiệm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường tính minh bạch trong giải quyết tranh chấp và khiếu nại, nâng cao giám sát và đánh giá tác động của các dự án FDI. Xúc tiến doanh nghiệp khi tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước", ông Ái đề xuất.
Phát triển KCN sinh thái
Theo bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 1991, từ KCN đầu tiên được thành lập tại TP.HCM là KCX Tân Thuận, đến hết tháng 10.2023, cả nước đã có 413 KCN đã thành lập (bao gồm 369 KCN nằm ngoài các khu kinh tế, 37 KCN nằm trong các kinh tế ven biển, 7 KCN nằm trong các kinh tế cửa khẩu), với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng gần 120.000 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 87,7.000 ha.
Trong số các KCN đã được thành lập, có 295 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng hơn 92.000 ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 63.000 ha và 119 KCN đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 375.000 ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 24.700 ha.
Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN cả nước đạt khoảng 518.000 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 57,8%. Nếu tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 72,9%.
Hiện các KCN từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng cân bằng về kinh tế, xã hội và môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh. Nhìn lại chặng đường phát triển của đất nước hơn 35 năm qua, có thể khẳng định mô hình KCN, khu kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò, vị trí ngày càng quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là kênh thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các KCN, khu kinh tế trên cả nước phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả, đặc biệt đối với các mô hình KCN mới như KCN sinh thái.